Bột lá dứa dùng để làm gì bạn đã biết chưa?
Bột lá dứa được xay ra từ lá dứa, rất thơm ngon, mát. Bột lá dứa được sử dụng nhiều trong ẩm thực, đặc biệt là dùng trong để làm các loại bánh, chè, mứt. bột lá dứa còn dùng để nấu xôi, làm màu xôi, thạch rau câu, đậu lành, và còn được dùng làm bánh kẹo.
Trong dịp trung thu này, các bà mẹ thường mua bột lá dứa ở chợ quê để làm bánh trung thu, cho có mùi vị lạ, mát, màu xanh ngọc đẹp, để thay đổi không khí của ngày tết thiếu nhi trong gia đình mình.
Bột lá dứa ở chợ quê được thu hoạch, làm sạch và sấy bằng máy công nghiệp với nhiệt độ thích hợp, sau đó nghiền mịn. Bột lá dứa của choquehn.com được sản xuất từ lá tươi ngay sau khi thu hoạch xong nên vẫn có màu xanh lá tươi sáng và mịn chứ không bị tối sậm như lá dứa phải qua quá trình thu hoạch và vận chuyển dài ngày. Đặc biệt, bột lá dứa của choquehn.com vẫn giữ được mùi thơm nguyên chất của lá tươi.
Món bánh đúc lá dứa.
Bây giờ chợ quê sẽ giới thiệu đến cho các bạn món bánh đúc lá dứa. có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm rất hấp dẫn, chan thêm miếng nước dừa và ít mè nữa là tuyệt vời luôn. Bạn nào muốn làm thử món bánh này thì tham khảo công thức sau nhé.
Chọn nguyên liệu làm bánh: 200 gram bột năng, rây mịn, 200 gram bột gạo tẻ loại ngon, rây mịn, 1 bó lá dứa, rửa sạch, 1 lon nước cốt dừa, có bán tại các cửa hang hoặc siêu thị, 300 gram đường cát trắng, 900 ml nước sạch, ½ củ gừng tươi, 1 thìa cà phê muối trắng, 50 gram vừng trắng, rang chín.
Chuẩn bị dụng cụ làm bán: 1 chiếc xoong to (hoặc 1 chiếc chậu nhỏ) để chứa bột, Thìa, Đĩa, Nồi hấp bánh, Khuôn bánh, Cối và chày, Cái rây lọc.
Các bước làm bánh
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc xoong to hoặc 1 chiếc chậu nhỏ, rửa sạch, để khô. Sau đó cho toàn bộ 200 gram bột tẻ và 200 gram bột năng đã rây mịn vào.
Bước 2: Lá dứa đem rửa sạch, sau đó hòa với 400 ml nước sạch và xay nhuyễn. Trút hỗn hợp vào cái rây lọc để lọc hết phần bã lá dứa.
Bước 3: Lấy phần nước lá dứa hòa với 1 thìa cà phê muối, 200 gram đường cát trắng và 1/3 lon nước cốt dừa. Khuấy đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Bước 4:Từ từ trút hỗn hợp vào xoong bột. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp bột để được một hỗn hợp đồng nhất. Sau đó để bột nghỉ trong 30 phút.
Lưu ý: Nếu bạn muốn màu sắc của bánh xanh đậm hoặc xanh nhạt thì có thể tùy chỉnh lượng nước lá dứa. Tuy nhiên, bánh chỉ nên để màu xanh nhạt là đẹp nhất.
Bước 5: Sau khi bột đã nghỉ đủ 30 phút, cho nồi bột lên bếp và đun ở lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi. Vặn lửa nhỏ và sau đó dùng đũa to khuấy đều lên. Bạn để bột sôi lục bục trong vài phút, thỉnh thoảng khuấy đều cho tan bong bóng.
Bước 6: Tráng một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn bánh. Đổ bột chín vào khuôn và dàn đều.
Bước 7: Cho nước vào nồi hấp và đun đến khi nước thật sôi, sau đó cho khuôn bánh vào và hấp đến khi bánh chín. Lấy bánh ra khỏi nồi hấp và dùng muôi đề chặt bánh xuống cho bánh tạo thành một khối cứng cáp.
Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng một cây tăm xiên vào bánh, nếu rút ra thấy không còn bột dính trên thân tăm là bánh đã chín.
Bước 8: Đợi cho bánh nguội thì để vào tủ lạnh. Khi bánh lạnh sẽ giòn và dẻo
Chế nước chấm
Bước 1:Gừng tươi đem giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt. Bạn có thể dùng gừng xay nếu không có thời gian, tuy nhiên gừng tươi có vị đậm đà hơn gừng xay.
Bước 2: Lấy 500 ml nước hòa với 100 gram đường cát trắng, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa và 1 chút nước cốt gừng. Khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Sau đó đun trên lửa nhỏ đến khi nước sánh lại. Bạn nếm thử và gia giảm gia vị cho vừa miệng.
Cắt bánh đúc thành các miếng vừa ăn. Rưới 1/3 lon nước cốt dừa lên trên và rắc vừng trắng lên khắp mặt bánh. Chiếc bánh đúc ngọt này có màu xanh đẹp mắt, vị ngọt thơm rất tuyệt đó.
Xem thêm : bột lá dứa ở hà nội