Bánh khúc được làm bằng những nguyên liệu gì
Bánh khúc "xôi khúc" từ bao đời nay đã tồn tại trong nét ẩm thực của người dân Bắc Bộ. Bánh khúc được làm từ lá rau khúc tẻ hoặc rau khúc nếp.
Những người làm bánh khúc thường chọn rau khúc nếp, có hoa vì ngon và thơm hơn rau khúc tẻ.
để biết thêm những thông tin bổ ích hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Bánh khúc được làm bằng những nguyên liệu gì ?
I/ Nguyên liệu cơ bản của bánh khúc:
1, đỗ xanh:
đỗ xanh các bạn nên đãi "vo" nhiều lần cho thật sạch. Theo kinh nghiệm của "bánh khúc cô Lan" đỗ phải được ngâm từ 4-5 tiếng.
sau khi đỗ được ngâm xong cần đánh nhuyễn và nặn chung với thịt đã được xào qua để thành nhân.
Bạn nên nặn nhanh tay nếu không sẽ có mùi chua khi nấu bánh lên.
2, Bí quyết chọn thịt làm bánh khúc là gì ?
Bạn nên chọn phần ở giữa thịt ba chỉ và thịt thăn. Miếng thịt sẽ có cả lạc và mỡ. Người ăn sẽ không bị quá ngán khi thưởng thức.
Phần thịt ướp cùng với nước mắm và hạt tiêu. Bạn có thể ước lượng gia vị cho vào hoặc cho một ít thịt vào lò vi sóng để thử độ mặn, ngọt.
Từ đó món ăn sẽ ngon hơn.
thịt sau khi xong đảo với đỗ xanh cần nhanh tay để bánh ngon hơn.
3. Gạo nếp loại gì thì ngon để làm bánh ?
Gạo nếp nung "hay nếp nương" là đặc sản của các vùng Tây Bắc.
Hạt gạo to, dài, màu trắng đôi khi xen lẫn những hạt đục. Gạo nếp nương thường dẻo và thơm hơn các loại gạo nếp khác.
Gạo nếp cũng phải được ngâm từ 4-5 tiếng như phần đỗ xanh.
Khi hấp bánh nên có hai lớp gạo nếp bên trên và dưới để những hạt gạo nếp sẽ phủ khắp phần bánh bên trong.
II/ Nguyên liệu quan trọng nhất của bánh khúc là gì ?
Nguyên liệu tạo nên sự đặc trưng của bánh khúc là lá khúc.
Cây rau khúc có tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don (Gnaphalium multiceps Wall.), thuộc họ Cúc (Asteraceae)
Lá khúc còn có tên là "khúc nếp", "thử khúc thảo", "thử nhĩ", "hoàng hoa bạch ngải", "phật nhĩ thảo", "thanh minh thảo", "hài nhi thảo"...
Rau khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp.
Cây khúc tẻ có lá to hơn khúc nếp, nhưng khi làm bánh không ngon bằng.
Rau khúc thường có ở miền Bắc vào mùa xuân nhất là dịp lễ Thanh Minh rau khúc tốt tươi nhất.
Vào mùa không có rau khúc, người ta thường dùng bột lá khúc để thay rau khúc mà vẫn có được hương thơm đặc trưng của bánh làm từ rau khúc.
Rau khúc còn có thể luộc, nấu canh hoặc làm vị thuốc dân dã chữa một số bệnh.
Ngoài ra, rau khúc có thể hái về phơi khô, sau muốn làm bánh cũng mang ngâm (như làm bánh gai), giã nhỏ.
Nhưng người ta thường mua bột lá khúc để dễ bảo quản hơn.
1, Cách tìm và chọn lá khúc ngon.
Rau khúc vốn là loài cây mọc dại trên bờ ruộng, bờ cát, bãi đất... cao từ 3-4 cm.
Chúng thường xuất hiện vào khoảng tháng 8 cho đến hết tháng 3 năm sau rồi tự chết.
Rau khúc khi ăn sống không có vị đắng, nhai lâu sẽ thấy dẻo.
Chúng ta nên hái những cây khúc có hoa vì sẽ được nhiều hơn so với cây khúc khác.
2, Chế biến lá khúc để làm bánh:
Lá khúc sau khi được nhặt sạch thì rửa lại nhiều lần. Sau đó để cho ráo nước.
Bạn có thể cho vào xay hoặc giã lấy nước và bã ra riêng nhau.
Phần nước hòa với bột nếp "bạn có thể cho bã vào tùy ý".
Chú ý: khi cho nước lá khúc vào bột cần cho từ từ tránh việc nước quá nhiều dẫn đến không nặn được bánh.
Bạn cũng phải đảo đều tay để bánh không có vị chua "nên đeo găng tay nilông khi làm"
Nặn phần bột sao cho thành các hình dẹt vuông để dễ cho nhân vào hơn.
3, Thay thế lá khúc bằng gì để làm bánh ?
Lần đầu làm bánh khúc bằng bột lá khúc nên biết gì ?
Lá khúc chỉ mộc theo mùa nên việc bạn bị thiếu nhiên liệu này là chuyện bình thường. Tuy nhiên Chợ Quê đã có giải pháp cho bạn với sự thay thế hoàn hảo bột lá khúc.
Bột lá khúc là sản phẩn không có chất bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm của Chợ Quê.
Bột lá khúc vẫn giữ được hương vị đặc trưng của lá khúc mà bạn lại có thể mua nhiều để bảo quản.
III/ Thay thế lá khúc bằng bột lá khúc tại Chợ Quê
Chợ Quê là đơn vị sản xuất và bán sản phẩm bột lá khúc uy tín nhất Hà Nội.
Chúng tôi chuyên bán các sản phẩm về bột màu tự nhiên, các loại quả khô tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể đặt hàng qua website hoặc số điện thoại bên dưới đây.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.