Tuyệt vời với đa tác dụng của bột lá cẩm
Không chỉ có tác dụng tạo màu, tạo nên những màu sắc đặc biệt cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn, Bột lá cẩm còn có tác dụng đặc biệt đối với việc chăm sóc sức khỏe cũng như làm dẹp hiệu quả cho người sử dụng. Để làm được điều đó, quá trình chế biến rất đơn giản.
Tác dụng chữa bệnh của bột lá cẩm
Cây có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.
Người miền Nam thường sử dụng lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc.
Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng làm đẹp, giúp da mặt trở lên mịn màng và nhất là làm giảm độ bóng dầu trên da mặt…
Tham khảo: BÀI THUỐC TỪ CÂY LÁ CẨM TÍM
Cách làm đẹp bằng lá cẩm
Đặc biệt những bạn gái bị mụn trứng cá khi sử dụng nước lá cẩm để rửa mặt sẽ thấy da mặt sáng lên và giảm mụn đi đáng kể. Cách làm như sau:
Nguyên liệu:
1 bó lá cẩm 1,5l nước
Cách làm:
Rửa sạch bó lá cẩm bằng nước sạch, sau đó cho vào ấm đun nước hay cái nồi sạch. Rồi đổ 1,5l nước sạch đun sôi rồi vặn nhỏ lửa cho âm ỉ khoảng 10 phút sau tắt bếp. Đợi nước ấm gạn lấy 1 lượng nước vừa đủ để rửa mặt như bình thường mà không cần phải rửa lại bằng nước sạch, số nước còn lại có thể để vào để tủ lạnh và dùng dần trong 3, 4 ngày.
Tham khảo thêm: CÂY LÁ CẨM VÀ NHỮNG TÁC DỤNG CỦA NÓ
Khi đun lá cẩm xong thì nước có màu tím sẫm nếu bạn nấu đặc (cho ít nước khi đun), còn khi bạn cho nhiều nước sẽ có màu đỏ tím. Nhưng theo kinh nghiệm nên nấu đặc sẽ có tác dụng hơn.
Vì loại lá cẩm này khó tìm mua nên có thể phơi khô và dùng dần. Lá cẩm khô nấu lấy nước có màu đỏ tía.