Dẻo thơm với xôi ngũ sắc cúng Tết ông công ông táo 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng Chạp hằng năm theo dân gian là ngày ông công, ông táo về chầu Ngọc Hoàng, các gia đình sắm sửa đồ cúng để tỏ lòng thành. Nhà nhà, người người đều muốn sắm sửa mâm cỗ cúng của gia đình đầy đủ và thật hấp dẫn nhất với ý nghĩa mang lại may mắn. Sắp đến ngày Tết ông công, ông táo rồi! Gia đình bạn đã chuẩn bị được những gì để tiễn ông công ông táo về chầu trời?
Quan niệm thờ cúng ông công ông táo ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là "tay chân" của Ngọc Hoàng đến muôn nhà gồm 2 ông táo và 1 bà táo chuyên cai quản mọi việc của gia đình.
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch thì Táo quân sẽ lại bay lên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra trong gia đình. Cho đến đêm giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.
Cho nên theo tương truyền để Táo Quân có thể bẩm báo với ngọc hoàng những điều tốt đẹp, để cho gia đình mình sang năm nhận được nhiều may mắn thì chủ nhà thường chuẩn bị cũng như sắm lễ cúng ông công ông táo về trời vô cùng kỹ càng và long trọng để tỏ lòng thành.
Ngoài những lễ vật như rượu kèm bánh kẹo, đĩa ngũ quả, trầu cau, đèn nến, hoa tươi, tiền vàng, quần áo ông công ông táo, cá chép thì mâm cỗ mặn không thể thiếu được trong danh sách những lễ vật vào ngày này. Vừa mang ý nghĩa thời cúng tiễn ông công ông táo về chầu trời, vừa là lộc để con cháu xum vầy ăn uống mang lại không khí vui tươi cho ngày Tết.
Mẫm cỗ mặn đầy đủ, tươm tất, thịnh soạn, tỉ mỉ để thể hiện được tấm lòng thành, sự kính cẩn đối với bậc bề trên. Thông thường mâm cỗ mặn với các món truyền thống như: Gà luộc, bánh chưng, món xào, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miếng, và một món không thể thiếu đó chính là xôi.
Tùy thuộc vào những vùng miền mà mâm cúng có sự thay đổi thêm những món ăn truyền thống đặc trưng của mỗi vùng miền. Tuy nhiên không thể thiếu được những lễ vật cần thiết để thờ cúng.
Bắt mắt với món xôi ngũ sắc cúng Tết ông công ông táo
Xôi là món không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng vào ngày 23 tháng Chạp. Xôi ngũ sắc được nhiều gia đình lựa chọn để dâng cúng trong ngày Tết quan trọng này. Thứ xôi độc đáo bởi 5 màu sắc bắt mắt, độc đáo, dẻo thơm với hạt xôi căng tròn bóng mẩy. Theo quan niệm, xôi ngũ sắc mang lại ý nghĩa may mắn, phát đạt cho gia chủ.
Nguyên liệu để tạo ra món xôi ngũ sắc là những nguyên liệu nào? Xôi ngũ sắc với những nguyên liệu chính không thể bỏ qua đó là gạo nếp ngon, bột tạo màu, có thể thêm đường, dừa tươi và nước cốt dừa tạo hương thơm. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản là ta có thể tự làm được món xôi ngon rồi.
Xôi ngũ sắc gồm các màu xanh từ lá nếp, trắng từ gạo nếp, màu tím từ lá cẩm tím, màu vàng từ dành dành, màu đỏ từ gấc thơm ngậy. Chắc chắn với món xôi ngũ sắc hấp dẫn sẽ mang lại cho mâm cỗ nhà bạn thêm hấp dẫn, đầy đủ hơn để cúng 23 tháng Chạp.
Với món xôi ngũ sắc bắt mắt bạn dễ dàng làm tại nhà mà không cần tốn quá nhiều thời gian khi đã có sẵn nguyên liệu từ bột màu tự nhiên nguyên chất:
- Bột lá nếp (màu xanh lá cây)
- Bột gấc (màu đỏ)
- Bột củ dền (màu hồng)
- Bột lá cẩm tím (màu tím)
- Bột dành dành (Màu vàng)
- Hoa đậu biếc (màu xanh dương)
- Tinh bột nghệ (màu vàng)
Đa dạng các loại bột nguyên chất cho bạn thỏa thích trổ tài tạo màu cho xôi tại nhà mà không phải đi đặt mua. Với bột màu tự nhiên tạo màu đẹp, tiện lợi sử dụng và bảo quản. Cùng khám phá các loại bột màu tự nhiên và cách làm để tạo ra được đĩa xôi ngũ sắc chuẩn màu chuẩn vị.
Không còn nhiều thời gian nữa là đến Tết ông công ông táo rồi? Hãy cùng chuẩn bị những đồ lễ cúng cần thiết chuẩn bị làm mâm cỗ cúng bạn nhé? Chợ Quê chuyên cung cấp bột màu tự nhiên nguyên chất sẵn để nấu xôi với chất lượng cam kết tốt nhất, đảm bảo VSATTP, lên màu đẹp tự nhiên.