LÁ CẨM - BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ GAI CỘT SỐNG
Lá cẩm - Bài thuốc dân gian trị gai cột sống
Điều trị gai cột sống bằng thuốc nam luôn là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả mà nhiều bệnh nhân hướng tới. Hôm nay, Chợ Quê sẽ giới thiệu cho người bệnh cách chữa vôi hóa cột sống bằng cây lá cẩm đã được cha ông ta đúc kết từ ngàn đời.
Cây lá cẩm (hay còn gọi là cỏ thỏ) là loại thực vật thấp với chiều cao khoảng từ 40-50 cm và có nhiều nhánh. Loài cây này trồng nhiều ở khu vực miền Trung trở vào và thường được các bà nội trợ dùng để đồ xôi tạo màu tím hồng rất đẹp mắt.
Cây lá cẩm tím
Trong Đông y, cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát dùng để trị ho, cầm máu, tiêu đờm, xuất huyết và chấn thương gân cơ đồng thời điều trị gai cột sống vô cùng hiệu quả. Với bài thuốc này, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá cẩm: 1 nắm nhỏ
- Trứng gà ta: 3 quả
Cách chế biến:
Lấy lá cẩm vừa hái đem rửa sạch và chia đều làm 3 lần dùng. Mỗi lần ăn sống lá cẩm cùng với 1 quả trứng gà đã luộc lòng đào vào trước những bữa ăn chính 1 tiếng.
Bài thuốc điều trị gai cột sống bằng cây lá cẩm và trứng gà luộc không hề khó ăn do vị đặc biệt của hai mùi thơm công lại. Người bị gai cột sống sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng và có thể dùng dài lâu mà không lo có tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.
Tác dụng của bài thuốc:
- Giảm hẳn cơn đau nhức do gai cột sống gây ra.
- Hạn chế gai xương hình thành. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị gai xương cột sống sau khi sử dụng bài thuốc nam bằng lá cẩm đi chụp X-Quang cho kết quả gai xương giảm hẳn rõ rệt.
- Bên cạnh chữa bệnh vôi hóa cột sống thì bài thuốc nam này còn giúp bồi bổ cơ thể rất tốt.
Như vậy, với công dụng chữa bệnh của lá cẩm kết hợp với trứng gà chắc hẳn bệnh nhân bị gai cột sống có thể dễ dàng áp dụng tại nhà điều trị bệnh cho bản thân mình. Mặt khác, để bài thuốc phát huy tốt hơn tác dụng sẵn có của nó thì bạn cũng nên sử dụng một chế độ dinh dưỡng giàu các loại vitamin như B12, C, D và Canxi cùng khoáng chất, chất xơ thiết yếu khác. Một thói quen tập luyện thể dục hàng ngày khoảng 30-60 phút cũng là cách tốt nhất để làm chậm và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương khớp mà người bệnh cũng không nên bỏ qua nhé.